Đăng nhập
Đăng ký

Danh mục sản phẩm

Tin tức mới

Category: Bài vị thờ gia tiên

Đang cập nhật nội dung sản phẩm

Hướng dẫn chi tiết cách lập bài vị gia tiên chuẩn phong thủy

Từ xưa đến nay, Người việt Nam luôn luôn đặt chữ hiếu lên hàng đầu vì vậy việc thờ cúng ông bà tổ tiên luôn đặc biệt quan trọng. Nếu bàn thờ là nơi kết nối tâm linh giữa người âm và người dương thì bài vị thờ là nơi linh hồn tổ tiên ngự về mỗi khi cúng bái. Bài vị thờ gia tiên là vật không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình, nó không chỉ là vật biểu trưng cho tâm linh mà còn tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên. Hãy cùng Đồ thờ Hà Nội tìm hiểu cách lập bài vị gia tiên trong bài viết dưới đây.

Bài vị hương linh

 

Bài vị gia tiên là gì?

Bài vị hay còn được gọi là Long vị, Linh vị. Từ xưa, bài vị gia tiên được biết đến là tấm thẻ gỗ khắc họ tên, chức tước ở giữa, hai bên ghi ngày tháng năm sinh và ngày tháng năm mất. Người mất được khắc tên trên bài vị được gọi là thần chủ. Bài vị có chất liệu bằng gỗ hay giấy.

Đến hiện nay, do nhu cầu thẩm mỹ tăng cao, bài vị đã được trang trí thêm họa tiết phong thủy, màu sắc bắt mắt hơn.

Bài vị thờ

Ý nghĩa của bài vị thờ cúng?

Bài vị gia tiên trong thờ cúng có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Một phần đề tưởng nhớ người đã khuất, một phần để nhắc nhở con cháu đời sau mãi ghi nhớ công ơn gây dựng của tổ tiên.

Bài vị là nơi ngự về của bậc tổ tiên mỗi khi con cháu thờ cúng, do vậy bài vị cũng giống như linh hồn của người đã khuất còn vương vấn nơi trần gian. Chính vì vậy, bài vị gia tiên không chỉ là một vật biểu trưng tâm linh mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thương nhớ, lòng hiếu thảo, hoài niệm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

Những nguyên tắc cần lưu ý khi lập bài vị:

Nguyên tắc chữ viết trên bài vị gia tiên:

Chữ viết trên bài vị gia tiên rất quan trọng trong thờ cúng bởi linh hồn người đã khuất sẽ ngự về bài vị có ghi tên tuổi, ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm mất được khắc bài vị. Do đó, chữ viết trên bài vị cần có những nguyên tắc phong thủy, tâm linh nhất định.

Theo nguyên tắc đếm tuần tự 4 chữ là Quỷ – Khốc – Linh – Thính thì số chữ trên bài vị phải chia hết cho 4 hoặc chia cho 4 dư 3 (không được dư một hoặc dư hai).

Nếu người được thờ là nam thì phải vào chữ “Linh” (dư 3)

Nếu được thờ cúng là nữ phải vào chữ “Thính” (chia hết)

Nội dung trên bài vị gia tiên:

Nội dung chữ viết trên bài vị gia tiên có những quy tắc riêng như sau:

Chữ viết trên bài vị là chữ Hán hoặc chữ Nôm, viết theo chiều dọc từ trên xuống và từ trái qua phải.

  • Phần chính giữa, trong lòng bài vị có khoảng trống cao khoảng 20 cm x rộng 4cm (kích thước thay đổi theo kích thước bài vị) là nơi cần để viết nội dung. Nội dung của hàng chính giữ nêu vai vế của người được thờ phụng như: ông nội là tổ khảo, bà cố là tằng tổ tỷ, ông sơ là cao tổ khảo, bố là hiển khảo.

Tiếp đến là tước vị và sau đó là tên (bao gồm: tên húy là tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy,…).

Lưu ý, nếu là bài vị của bà hoặc mẹ thì ghi theo tước vị của ông, cha, sau đó ghi họ của ông + nguyên phối.

  • Hàng bên trái từ trong nhìn ra ghi ngày, tháng, năm sinh của người đã khuất.
  • Hàng bên phải nhìn từ trong ra ghi ngày, tháng, năm mấy.
  • Cuối cùng là ba chữ “Chi Linh vị” hoặc “Thần chủ”, “Linh vị”

Một số danh xưng trên bài vị:

  • Ông Sơ: Cao Tổ Phụ (高祖父)
  • Bà Sơ: Cao Tổ Mẫu (高祖母)
  • Ông Cố: Tằng Tổ Phụ (曾祖父)
  • Bà Cố: Tằng Tổ Mẫu (曾祖母)
  • Ông Nội: Nội Tổ Phụ (內祖父)
  • Bà Nội: Nội Tổ Mẫu (內祖母)
  • Ông Nội đã mất: Nội Tổ Khảo (內祖考)
  • Bà Nội đã mấy: Nội Tổ Tỷ (內祖妣)
  • Ông Ngoại đã mất: Ngoại Tổ Khảo (外祖考)
  • Bà Ngoại đã mất: Ngoại Tổ Tỷ (外祖妣)
  • Cháu nội: Nội Tôn (內孫)
  • Cháu ngoại: Ngoại Tôn (外孫)
  • Chắt: Tằng Tôn (曾孫)
  • Chít: Huyền Tôn (玄孫)

Chữ viết trên bài vị gia tiên dùng chữ Hán hay chữ Nôm?

Chữ viết trên bài vị gia tiên dùng chữ Hán, chữ Nôm hoặc chữ tiếng Việt tùy theo yêu cầu và mong muốn của gia chủ. Hiện nay, người ta sử dụng chữ tiếng Việt nhiều hơn bởi số lượng người biết chữ Hán và chữ Nôm chiếm số lượng ít và tiếng Việt là tiếng phổ thông vì vậy con cháu có thể dễ dàng đọc được bài vị.

Kích thước chuẩn phong thủy của bài vị thờ gia tiên là gì?

Kích thước bài vị gia tiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi mệnh của gia chủ, kích thước đúng tỷ lệ với bàn thờ và không gian thờ cúng,…  Do vậy qua nhiều năm kinh nghiệm, người nghệ nhân đã đưa ra một số kích thước chuẩn quy định trong thiết kế bài vị.

Tại sao kích thước bài vị gia tiên lại rất quan trọng trong thờ cúng? Bởi theo quan niệm phong thủy, kích thước bài vị ảnh hưởng lớn đến tài vận, công danh sự nghiệp, cuộc sống của gia chủ. Do đó, kích thước bài vị được xác định cẩn thận theo thước Lỗ Ban để có được cung hợp mệnh với gia chủ.

Dưới đây là một số kích thước bài vị đẹp, chuẩn phổ biến hiện nay:

  • Kích thước chữ viết nội dung bên trong bài vị: rộng từ 3-4cm, dài từ 13-21cm
  • Kích thước tổng thể bài vị chuẩn phong thủy:
  • Cao 38cm (Tiến bảo) x rộng 17cm (Tài vượng)
  • Cao 41cm (Tiến bảo, Đinh) x rộng 18cm (Tài lộc)
  • Cao 61cm (Tài lộc) x rộng 21cm (Đại cát). Hoặc quý gia chủ có thể chọn một số kích thước đẹp theo thước Lỗ Ban.

Nguyên tắc chọn lựa chất liệu cho bài vị gia tiên:

Hiện nay, mẫu bài vị gia tiên được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đồng,… mỗi loại chất liệu đều mang một vẻ đẹp đặc sắc riêng. Theo quan niệm dân gian, bài vị gia tiên là vật quan trọng trong thờ cúng tâm linh nên chất liệu để sản xuất bài vị là từ những nguyên liệu gỗ tự nhiên.

Bài vị gia tiên được làm từ gỗ tự nhiên có những đặc điểm nổi trội như độ bền cao có thể lên tới hàng chục năm mà không bị nứt vỡ, cong vênh, rất bền chống mối mọt, chống ẩm tốt. Đặc biệt chất liệu gỗ tự nhiên sẽ làm cho bài vị gia tiên có những đường vân đều, đẹp và màu sắc nổi bật cùng lớp sơn bóng, càng sử dụng lâu vân gỗ sẽ càng lộ rõ. Thêm vào đó, khi sử dụng gỗ tự nhiên làm bài vị gia tiên còn có hương thơm tự nhiên tỏa ra bởi gỗ tự nhiên có tinh dầu thơm khiến không gian thờ cúng thêm phần thanh tịnh, thư thái.

Những loại gỗ tự nhiên thường được sử dụng làm bài vị là gỗ Gụ, gỗ Hương, gỗ Dổi, gỗ Mít, gỗ Sồi,…

Ngoài việc chọn chất liệu gỗ, quý khách cần lưu ý khi chọn màu sắc cho bài vị phải đồng màu với bàn thờ để đem lại sự trang nghiêm và không quá sặc sỡ.

Cách lập bài vị gia tiên chuẩn phong thủy:

Khi lập bài vị gia tiên, cách tốt nhất là quý gia chủ nên mời sư thầy hoặc thầy cúng về làm lễ lập bài vị để giữ đúng được những nguyên tắc, quy định trong tâm linh thờ cúng và tránh những sai lầm đáng tiếc.

Trên bàn thờ gia tiên, bài vị thường được bày trí ở cuối và ở tầng cao nhất của bàn thờ. Trước bài vị, quý gia chủ bày biện bát hương, đèn thái cực, đỉnh, mâm bồng và lộc bình,… Với những gia đình có điều kiện, bài vị gia tiên thường được đặt trong ngai thờ tạo sự trang trọng, thành kính.

Thần chủ sẽ không bao giờ thay đổi nếu gia chủ là trưởng họ, trưởng chi. Trái ngược lại, với gia chủ ở mỗi gia đình thì sẽ có sự thay đổi thần chủ theo tục “Ngũ đại mai thần chủ”. Trên bàn thờ gia tiên, bài vị gia tiên sẽ được giữ 4 đời tính từ người chủ cúng, bốn bài vị tương ứng với bốn thần chủ theo thứ tự cấp bậc là Cao, Tằng, Tổ, Khảo tương ứng cấp bậc Kị, Cụ, Ông, Cha. Khi đến đời sau, ông Tứ đại thành ông Ngũ đại thì gia chủ nên hóa hoặc thiên di (di chuyển) bài vị ông Ngũ đại đến nhà thờ họ. Sau đó gia chủ tiếp tục thờ cúng bốn vị Thần chủ.

Cách đặt bài vị gia tiên trên bàn thờ đúng chuẩn:

Trong phong tục thờ cúng, cách bày trí bài vị gia tiên vô cùng quan trọng bởi nó thể hiện vai vế của người đã khuất và lòng hiếu thuận của con cháu với tổ tiên.

Nếu gia đình chỉ thờ cúng tổ tiên thì bài vị được đặt ở chính giữa bàn thờ, ở vị trí cao và sâu nhất trên bàn thờ. Nếu gia chủ thờ nhiều thế hệ thì cách sắp xếp bài vị theo quy luật “Nam tả, nữ hữu” tức là bài vị nam đặt bên trái, bài vị nữ được đặt bên phải.

Những nghiêng kỵ trong thờ cúng bài vị gia tiên:

Thờ cúng gia tiên có rất nhiều những điều kiêng kỵ để tránh phạm phải những sai lầm, gia chủ nên lưu ý một số điểm sau:

  • Không đặt bài vị gia tiên trong lồng kính, lồng sắt vì đó được coi là hành động nhốt người âm, xúc phạm người đã khuất.
  • Cấm kỵ đặt bài vị gia tiên trong phòng ngủ, cạnh phòng vệ sinh vì những nơi này được coi là nơi ô uế.
  • Phía trước bài vị không được đặt những vật phản chiếu như gương, kính hay tivi
  • Khi thờ cúng tránh việc làm xê dịch bài vị, nếu có phạm phải quý gia chủ nên mời thầy cúng về làm lễ tạ lễ và đặt lại vị trí thuận.

Những lưu ý về cách đặt bài vị đúng cách là:

  • Khoảng cách 1m từ mặt đất là phù hợp để đặt bài vị gia tiên
  • Nếu gia chủ có thờ thần linh thì nên đặt bàn thờ gia tiên và thần linh riêng biệt và bài vị cũng nên đặt riêng.

Mua bài vị thờ cúng đẹp ở đâu?

Khi mua bài vị thờ gia tiên, quý gia chủ nên chọn những địa chỉ sản xuất uy tín, chất lượng tốt để tránh mất thời gian và công sức chọn lựa.

Gian Thờ Việt là cơ sở sản xuất đồ nội thất thờ cúng với nhiều năm kinh nghiệm và nhận được sự tin tưởng của nhiều quý gia chủ trên khắp cả nước.

Gian Thờ Việt luôn được quý khách tin tưởng lựa chọn bởi chất liệu 100% từ gỗ thịt và tài năng chạm khắc của các nghệ nhân lành nghề.

Để có bài vị thờ gia tiên đẹp, quý gia chủ có thể trực tiếp đến cơ sở sản xuất của Đồ thờ Hà Nội để lựa chọn được chất liệu và mẫu mã ưng ý nhất hoặc có thể liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây để có sự tư vấn tốt nhất:

Khuyến mại  sốc năm 2022: Giảm Giảm ngay 30% khi đặt làm bộ bài vị thờ gia tiên cho 10 khách hàng đầu tiên đặt hàng 

Từ 20.000.000 đ xuống còn 13.999.999đ

Tặng ngay 1 bình hoa sen gỗ trị giá 1.000.000đ  và nhiều sản phẩm đồ thờ cúng tâm linh khác ngay khi đặt hàng

 Hãy nhanh tay nhấc máy liên hệ Đồ thờ Hà Nội đặt hàng

Nghệ nhân: Đăng Văn Liêm

Sđt: 0902.110.790 –  0973.663.197

Gmail: liemanh90@gmail.com

Facebook: Gian thờ việt

Lưu ý: Giá đặt hàng khuyến mãi chỉ áp dụng đến hết tháng 2

Ngoài ra, Bạn cũng có thể lựa chọn các mẫu đồ thờ  khác như:

Khi đặt làm các mặt hàng này bạn sẽ còn được ưu tiên giảm giá miễn phí thiết kế nội thất phòng thờ, hay đặt bàn thờ sập thờ cùng nhiều các sản phẩm đồ thờ cúng tâm linh khác

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh

0902 110 790