Theo tục lệ ma chay của người Việt, bàn thờ vong là ban thờ được gia đình lập ra để thờ cúng trong 49 ngày người mới mất trong nhà. Việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên cần chuẩn bị kỹ càng từng bước để tránh vương tội với người đã khuất. Khi chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên có nhiều điều kiêng kỵ cần tránh nên khiến nhiều gia chủ còn lúng túng. Do vậy, qua bài viết dưới đây Đồ thờ Hà Nội sẽ giúp quý gia chủ hiểu rõ hơn về tục lệ chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên.
Tục lệ chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên là gì?
Tục lệ chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên đã xuất hiện từ rất lâu trong phong tục thờ cúng của người Việt. Theo quan niệm dân gian, khi vừa mất linh hồn của người chết vẫn còn vương vấn người thân, gia đình khó có thể siêu thoát được nên từ đó, tục lệ lập bàn thờ vong thờ cúng trong 49 ngày xuất hiện như để an ủi, xoa dịu linh hồn của người mất.
Tục lệ chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên được thực hiện sau 49 ngày thờ cúng người quá cố, là một việc vô cùng quan trọng nên gia chủ cần tìm hiểu toàn bộ các nghi thức và những điều cấm kỵ
Ý nghĩa dân gian của tục lệ chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên:
Dân gian có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” dạy con cháu luôn thực hiện những điều ông cha dạy bảo. Việc thờ cúng người đã khuất thể hiện tình yêu thương, nhớ nhung của người ở lại và khi chuẩn bị nghi lễ chuyển bàn thờ sau 49 ngày mất được đầy đủ trang trọng thì người thực hiện cũng cần phải có “tâm” và đặt chữ “hiếu” lên hàng đầu. Việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên vừa thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” và cũng là cách con cháu thờ cúng, thể hiện sự cung kính với người mất.
Nghi lễ chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên như thế nào?
Thực hiện nghi lễ chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên cần nhiều bước được tiến hành tỉ mỉ, cẩn thận. Các bước sẽ được thực hiện lần lượt đúng thủ tục để tránh những sai phạm đáng tiếc. Bước đầu tiên của thực hiện tục lệ là xem ngày lành tháng tốt.
Xem ngày tốt để chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên:
Theo quan niệm xưa, mỗi người đều có cung số, vận mệnh riêng do đó việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên của mỗi người đã khuất đều có ngày tháng làm lễ riêng. Để chọn được ngày lành tháng tốt thực hiện nghi lễ, quý gia chủ có thể tham khảo sách tử vi hoặc để chính xác hơn quý gia chủ có thể nhờ thầy phong thủy, thầy cúng để chọn ngày.
Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ cho nghi lễ chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên:
Việc chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ là việc quan trọng mà gia chủ cần lưu tâm. Tùy từng gia đình và vùng miền sẽ có sự chuẩn bị mâm lễ cúng khác nhau. Các bạn có thể tham khảo mâm cúng dưới đây:
- Một con gà trống luộc
- Một đĩa xôi trắng cỡ nhỏ
- Một mâm ngũ quả phù hợp để thờ cúng
- Một chai rượu trắng
- Một lọ hoa tươi
- Ba lá trầu.
- Một cốc nước sạch
- Một đĩa nhỏ đựng muối và gạo
- Hai con ngựa giấy (một con màu vàng và một con màu đỏ)
- Bộ quần áo, vàng mã và sớ
Thắp hương, vái lạy và đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên:
Đầu tiên, gia chủ cần thắp nén hương bắt đầu đọc văn khấn chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên. Dưới đây là mẫu văn khấn khi thực hiện chuyển bàn thờ.
“Nam mô a di đà Phật
Nam mô a di đà Phật
Nam mô a di đà Phật
Tên con là ……………. (Tín chủ của………. địa chỉ………..)
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất. Con xin kính các vị thần linh, hiển linh, hiển pháp và ông bà tổ tiên hai họ nội ngoại.
Con xin kính lạy các vị tổ tiên phù hộ. Hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới thay cho bát hương cũ mong các vị phù độ gia đình con cháu khỏe mạnh, gia đình thuận lợi và mọi việc hanh thông.
Con xin dập đầu kính bái.”
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh
Dâng lễ vật lên bàn thờ:
Sau khi gia chủ kết thúc khấn bái thì gia đình tiến hành việc dâng mâm lễ cúng. Sau đó chuyển tiền vàng, văn khấn từ bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên. Sau khi đã hết hương, quý gia chủ có thể hạ mâm lễ xuống cùng ăn. Tiếp theo đó, gia chủ hóa vàng và lấy gạo, muối rắc ra ngoài sân đây được coi là cách xua đuổi tà ma, điều xấu.
Hạ lễ, chuyển vật dụng và ảnh thờ của người đã khuất lên bàn thờ gia tiên:
Sau khi hết nhang, gia chủ vái tạ và hạ những đồ cần thiết xuống trước thật nhẹ nhàng và sau đó vệ sinh sạch sẽ bàn thờ.
Một số lưu ý khi thực hiện chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên:
- Khi vệ sinh bát nhang cần cẩn thận tỉ mỉ, không làm đổ hay rơi vỡ bát nhang.
- Chén hương cũ của bàn thờ vong có thể mang trả trôi sông hoặc chôn xuống đất.
- Khi bàn thờ vong không cần dùng nữa thì có thể hỏa thiêu thành tro.
- Không được đặt bàn thờ vong hay bàn thờ gia tiên gần nhà vệ sinh, nhà bếp hay phòng ngủ.
- Luôn tin rằng có vong ngự lại ở bàn thờ nên cần phải thành tâm khấn xin.
Trên đây là những thủ tục thực hiện khi chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên và những lưu ý gia chủ cần tránh. Quý gia chủ tham khảo bài viết để có thể hiểu rõ hơn về các thủ tục khi chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày mất mà không phạm phải những sai lầm với người đã khuất và tổ tiên.
Trên đây là những kiến thức mà chuyên gia phong thủy của Đồ thờ Hà Nội muốn chia sẻ với các bạn, mong rằng nó sẽ giúp ích cho gia chủ. Để được giải đáp thắc mắc của mình, quý gia chủ có thể liên hệ Đồ thờ Hà Nội theo thông tin tư vấn dưới đây hoặc quý gia chủ có thể đến chia sẻ để được trực tiếp nhận sự tư vấn