Mỗi dịp Tết đến, người người nhà nhà tất bật sắm đồ trang trí bàn thờ gia tiên cũng như bàn thờ Thần Tài. Không giống với bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài có quy định bày trí đặc biệt mà mọi gia chủ cần tuân thủ để thu hút tài lộc. Tuy nhiên, có nhiều gia chủ vẫn còn phân vân không biết nên chuẩn bị đồ cúng gì đặt lên bàn thờ Thần Tài ngày tết vậy thì hãy cùng Đồ thờ Hà Nội tìm hiểu cách bày trí bàn bàn thờ Thần Tài ngày tết để phát tài phát lộc.
Cần chuẩn bị những gì cho bàn thờ Thần Tài vào ngày tết?
Đối với nhiều gia chủ, chưng bàn thờ Thần Tài rất quan trọng trong công việc và cuộc sống nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ, chỉn chu những món đồ thờ cúng để công việc làm ăn “thuận buồm xuôi gió”, đón tài đón lộc,… Cụ thể, bàn thờ Thần Tài cần có những món đồ cơ bản sau đây:

Bàn vị Thần Tài:
Ngoài hai vị thần Tài và ông Đại thì trên bàn thờ Thần Tài không thể thiếu bài vị Thần Tài với dòng chữ “Chiêu tài tiến bảo” mang ý nghĩa thu hút tài khí, tài lộc may mắn khắp bốn phương mang lại phú quý, phát đạt và bình an cho gia chủ.
Mời quý vị tìm hiểu thêm về kích thước bàn thờ thần tài mời các bạn xem thêm tại đây

Mâm ngũ quả:
Mâm ngũ quả bàn thờ Thần Tài không thể thiếu trên bàn thờ ngày lễ tết, mâm ngũ quả thường được chuẩn bị từ những loại quả dưới đây là ý nghĩa của một số loại quả để quý gia chủ có thể lựa chọn hợp với mong ước của mình.
- Quả lê: mang ý nghĩa mọi chuyện được thuận buồm xuôi gió.
- Quả phật thủ: có hình dáng giống bàn tay Phật nên mang ý nghĩa bình an được trời – đất, tổ tiên che chở.
- Nải chuối xanh: là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ với ý nghĩa che chở, đùm bọc cho gia chủ và mang lại may mắn.
- Quả đu đủ: mang ý nghĩa đủ đầy, ấm no.
- Quả thanh long: là loại quả mang ý nghĩa giúp gia chủ phát tài, phát lộc, thuận lợi đường công danh.
- Quả xoài: với ý nghĩa không tiêu xài hoang phí.
- Quả bưởi: tượng trưng cho sự thành đạt và phát triển.
- Hồng hoặc quýt: tượng trưng cho sự đủ đầy, sung túc cho con cháu.
Bàn thờ Thần Tài thường được đặt dưới đất và có diện tích không lớn như bàn thờ đứng do vậy gia chủ nên cân nhắc chọn loại quả phù hợp, vừa vặn với kích thước bàn thờ Thần Tài.
Mời quý vị xem thêm Hướng dẫn chi tiết việc bố trí bàn thờ ông địa thần tài đúng cách

Bộ đỉnh đồng và lư hương:
Đỉnh đồng và lư hương là hai đồ vật thờ cúng không thể thiếu trên mọi bàn thờ. Với đường nét hoa văn chạm khắc tinh xảo, màu sắc đẹp mắt và có nhiều chất liệu cho quý gia chủ lựa chọn như sứ, đá, vàng, bạc, đồng.
Lọ đựng hương và lọ cắm hoa:
Thông thường, lọ đựng hương và lọ cắm hoa được làm từ chất liệu gốm, sứ tạo nên sự trang trọng, đẹp mắt phù hợp với vẻ mộc mạc của bàn thờ. Tránh sử dụng chất liệu làm từ nhựa sẽ thể hiện sự không tôn nghiêm đối với các vị thần linh.
Bộ ba đĩa đựng gạo, muối, nước:
Bộ ba đĩa đựng gạo, muối, nước không thể thiếu khi thắp hương cúng Thần Tài bởi gạo, muối, nước tượng trưng cho mong ước các vong linh được no ấm, đủ đầy để tránh chúng làm điều ác. Trong đó gạo thể hiện sự no ấm, muối tượng trưng cho cuộc sống bình yên và nước đại diện cho tâm hồn thanh tịnh, không nhuốm tà niềm. Khi thắp hương, cúng lễ xong thì gia chủ nên đi rải muối, gạo và rượu ra trước sân nhà và sẽ thay mới trong những lần cúng sau.
Ông Cóc thiềm thừ:
Chưng bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy hút tài lộc thì không thể thiếu đến Ông Cóc ngậm vàng, đây được coi là vật không thể thiếu trên mọi bàn thờ Thần Tài, thu hút tiền tài, vượng khí và may mắn cho gia chủ.
Mời quý vị tìm hiểu thêm về ưu nhược điểm của bàn thờ thần tài bằng đá

Tỳ Hưu:
Cũng giống với ông Cóc ngậm vàng thì Tỳ Hưu là con vật linh thiêng trong phong thủy. Trong khi ông Cóc thu hút tài lộc thì Tỳ Hưu sẽ ngậm tiền vàng giúp gia chủ giữ được của cải, bảo quản tiền tài.
Cách chưng bàn thờ Thần Tài ngày tết:
Bày trí bàn thờ Thần Tài các vật phẩm lễ không thể thiếu:
Dưới đây là cách bày trí từng vật thờ chuẩn phong thủy trên bàn thờ Thần Tài:
- Bài vị bàn thờ: Bài vị được đặt phía trong cùng và tựa lưng vào bàn thờ.
- Tượng Thần Tài và ông Địa: tượng ông Thần Tài đặt bên trái và tượng ông Địa bên phải. Nếu bạn thờ Thần Tiền thì sẽ đặt tượng Thần Tiền giữa Thần Tài và ông Địa.
- Bộ ba gạo, muối, nước: đặt trước tượng ba vị thần.
- Lư hương: đặt ở giữa bàn thờ và đặc biệt lưu ý khi đặt bát hương thì tuyệt đối không được tự ý di chuyển.
- Lọ hoa và lọ đựng hương: Lọ hoa được đặt bên phải bàn thờ còn lọ hương được đặt bên trái.
- Ông Cóc thiềm thừ: được đặt ở bên trái bàn thờ. Vào buổi sáng, gia chủ xoay ông Cóc hướng ra ngoài cửa để thu hút tài lộc vào nhà và đến tối, bạn nên xoay ông Cóc hướng vào bàn thờ Thần Tài để giữ tiền, giữ lộc trong nhà.
- Tỳ Hưu: Tỳ Hưu được đặt bên phải bàn thờ, đối xứng với ông Cóc.
- Mâm bồng: Nếu gia chủ không thờ Tỳ Hưu thì có thể đặt mâm bồng ở bên phải bàn thờ còn nếu gia chủ thờ Tỳ Hưu thì đặt mâm bồng ở trước bàn thờ.
- Mời quý vị tìm hiểu thêm về ưu nhược điểm của bàn thờ thần tài bằng đá

Chưng bàn thờ Thần Tài ngày tết:
Vào ngày tết, gia chủ không thể quên chuẩn bị một mâm cỗ cúng bàn thờ Thần Tài. Vậy chưng bàn thờ Thần Tài ngày tết cần chuẩn bị những gì?
Trên mâm cỗ cúng bàn thờ Thần Tài, gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ cả món mặn và món ngọt. Các món đồ mặn như thịt quay, hải sản (tôm, cua), gà luộc, bát miến, trứng luộc, … và không thể thiếu được bánh chưng luộc. Các món ngọt như xôi trắng hoặc xôi gấc, trái cây, nước ngọt, bánh kẹo.
Các món mặn được đặt gần bàn thờ bởi theo truyền thuyết ngài Thần Tài rất thích thịt heo quay, thịt gà và tôm, cua. Sau đó, các món ngọt sẽ được đặt phía sau các món ngọt.
Mời quý vị xem thêm cách bày bàn thờ thần tài ngày tết

Trang trí bàn thờ Thần Tài:
Ngoài những đồ vật thờ cần thiết và mâm cỗ cúng thì gia chủ có thể trang trí thêm đèn vàng để bàn thờ Thần Tài luôn sáng, tránh dùng đèn màu đỏ bởi khi đó bàn thờ Thần Tài sẽ không được đẹp mắt, giống như địa phủ. Thêm vào đó, vào ngày tết gia chủ có thể bày thêm hai cây mía đặt hai bên bàn thờ bởi từng đốt mía tượng trưng cho mỗi nấc thang các vị thần xuống ngự ở bàn thờ giúp phát tài phát lộc, chở che cho gia đình. Và tiền vàng, thỏi vàng cũng không thể thiếu khi thờ cúng.
Một số lưu ý khi chưng bàn thờ Thần Tài ngày tết:
- Luôn giữ bàn thờ sạch sẽ, không dính bụi bẩn. Tránh lau bàn thờ bằng nước lạnh bởi bàn thờ tính Hỏa gặp Lạnh sẽ xung khắc.
- Tiền vàng, bạc đốt ngoài cửa còn rượu và nước thì đứng từ ngoài tưới vào.
- Thay nước uống, hoa tươi mỗi lần thờ cúng.
- Tránh để động vật đến gần hoặc phá hoại bàn thờ Thần Tài.
Trên đây là những vật phẩm thờ cúng cần chuẩn bị cho bàn thờ Thần Tài và cách trang trí bàn thờ Thần Tài vào ngày lễ tết. Cách bày trí bàn thờ Thần Tài Đồ thờ Hà Nội giới thiệu đến bạn có thể sử dụng cho những dịp lễ tết, thờ cúng khác. Quý gia chủ tham khảo để chọn lựa được cách trang trí bàn thờ Thần Tài phù hợp nhất vào ngày tết.

Khuyến mại sốc năm 2022: Giảm ngay 20% khi đặt làm bàn thờ thần tài
Từ 4.000.000đ xuống còn 1.8000.000đ
Tặng ngay 1 giá đũa thờ tâm linh trị giá 200.000đ
và nhiều sản phẩm đồ thờ cúng tâm linh khác
Hãy nhanh tay nhấc máy liên hệ Đồ thờ Hà Nội đặt hàng
Nghệ nhân: Đăng Văn Liêm
Sđt: 0902.110.790 – 0973.663.197
Gmail: liemanh90@gmail.com
Facebook: Gian thờ việt
Miễn phí thiết kế nội thất phòng thờ
Lưu ý: Giá đặt hàng khuyến mãi chỉ áp dụng đến hết tháng 2
Ngoài ra, Bạn cũng có thể chọn bàn thờ mẫu khác như:
- Bàn thờ đứng đẹp tại Đồ thờ Hà Nội
- Án gian thờ đẹp tại Đồ thờ Hà Nội
- Bàn thờ treo tường Đồ thờ Hà Nội
- Tủ thờ gia tiên Đồ thờ Hà Nội
- Sập thờ gia tiên Đồ thờ Hà Nội
- Bàn thờ chung cư Đồ thờ Hà Nội
- Bàn thờ thần tài Đồ thờ Hà Nội
- Bàn thờ gỗ công nghiệp Đồ thờ Hà Nội
- Bàn thờ tam cấp Đồ thờ Hà Nội
- Bàn thờ phật Đồ thờ Hà Nội
- Bàn thờ ô xa Đồ thờ Hà Nội
Khi đặt làm các mặt hàng này bạn sẽ còn được ưu tiên giảm giá khi làm thêm ngai thờ, hoành phi câu đối, hoa sen và nhiều các sản phẩm đồ thờ cúng tâm linh khác